BA YẾU TỐ CHÍNH TẠO NÊN MỤC TIÊU MẠNH MẼ


1) Mục tiêu phải cụ thể và đo lường được

Mục tiêu của bạn càng cụ thể bao nhiêu, bạn sẽ càng tập trung tâm trí và nỗ lực cho nó bấy nhiêu. Những mục tiêu cụ thể và đo lường được sẽ dẫn tới những chiến lược và hành động hữu hiệu. Nếu bạn muốn cải thiện sức khỏe của mình, bạn cần đặt ra những mục tiêu cực kỳ rõ ràng và đo lường được như “Tôi muốn giảm bao nhiêu ký?”, “Tôi muốn đạt tới nhịp tim bao nhiêu?”, “Tôi sẽ tập thể dục bao nhiêu tiếng mỗi tuần?”, “Tôi chỉ được tiêu thụ bao nhiêu calorie mỗi ngày?”, “Tôi cần chạy bộ bao nhiêu cây số mỗi lần, hay tôi phải bơi bao nhiêu vòng mỗi buổi và mỗi tuần bao nhiêu buổi?”.

Còn về vấn đề phát triển bản thân, bạn có thể đặt ra những mục tiêu tương tự như “Tôi sẽ học thêm ngôn ngữ mới nào, đạt tới cấp độ mấy?”, “Tôi phải đọc bao nhiêu quyển sách mỗi tháng, về những lĩnh vực nào?”. Bạn cũng cần xác định thời hạn cụ thể mà bạn phải hoàn thành cho từng mục tiêu.

2) Cảm giác đam mê và hào hứng

Đã bao giờ bạn trằn trọc cả đêm chỉ vì quá náo nức và thích thú về những việc sẽ làm hoặc đạt được chưa? Bạn không thể thôi nghĩ ngợi về một ý tưởng độc đáo? Bạn trông ngóng từng ngày từng giờ trước một sự kiện nổi bật? À, có thể đó là lần đầu tiên bạn đi du lịch tới một vùng đất lạ, hay tham gia vào một cuộc thi hoành tráng, hay một người đặc biệt đối với bạn sắp trở về, hay bạn đang lên kế hoạch cho bữa tiệc sinh nhật lần thứ 18, 30 hay 40 của mình.

Khi bạn thiết tha đạt được một điều gì quan trọng đối với bạn, trong bạn sẽ phát ra nguồn năng lượng và sức tập trung cao độ không gì sánh bằng. Vì thế, nếu bạn muốn đạt được bất cứ mục tiêu gì, mục tiêu đó cũng phải mang lại cho bạn mức độ đam mê và hào hứng tương tự. 

Bạn nhất định phải đặt ra những mục tiêu mà bạn thật sự mong mỏi. Bằng cách nào ư? Hãy tự hỏi mình, “Có điều gì trên đời mà mình vẫn muốn làm kể cả khi có trong tay 10 tỷ đô đi nữa? Có việc gì mà mình sẵn sàng làm dù có tất cả của cải trên thế gian“.

Một điểm quan trọng khác: bạn phải bảo đảm rằng mục tiêu của bạn phải song hành với các giá trị sống của bạn. Hãy nhớ rằng cảm xúc thúc đẩy bạn, chứ không phải lý trí. Khi mục tiêu của bạn tương thích với những gì quan trọng trong đời bạn, nguồn động lực sẽ tự nhiên đến với bạn, và theo sau đó là tính kỷ luật. 

Thế thì, cho dù bạn mơ ước điều gì, khao khát điều gì, hãy làm cho nó trở nên cao cả hơn, vĩ đại hơn. 

3) Mục tiêu đầy thử thách mang lại kết quả vượt bậc 

Hầu hết những người tôi biết có khuynh hướng đặt ra cho bản thân những mục tiêu nhỏ tăng dần. Mục tiêu nhỏ tăng dần là mục tiêu chỉ nhỉnh hơn một chút so với những gì bạn đang có trong hiện tại. Ví dụ, nếu số tiền lương của bạn bây giờ là 10 triệu đồng một tháng, mục tiêu nhỏ tăng dần của
bạn sẽ là 12 triệu đồng một tháng. 

Ngược lại, mục tiêu đầy thử thách là mục tiêu vượt ra ngoài tầm với của bạn, so với năng lực và kỹ năng hiện tại. Nếu bạn đang kiếm được 10 triệu đồng một tháng, một mục tiêu đầy thử thách là bạn phải kiếm được 50 triệu đồng một tháng. Nghe khác hẳn mục tiêu nhỏ tăng dần, đúng không nào?

Câu hỏi đặt ra là tại sao bạn nên xác lập những mục tiêu đầy thử thách như vậy? 

Mục tiêu đầy thử thách tuy nghe có vẻ hoang đường tại thời điểm bạn đặt ra mục tiêu đó, nhưng chính mong muốn nắm được điều đó trong tay sẽ tạo cảm giác hưng phấn và động lực thúc đẩy bạn. Ý nghĩ đạt được một điều gì đó to lớn hơn, vĩ đại hơn gấp nhiều lần những thứ bạn đang sở hữu sẽ kích thích trí tưởng tượng bay bổng của bạn, đồng thời tăng cường nguồn năng lượng trong bạn. 

Niềm đam mê và cảm giác phấn khích mà những mục tiêu đầy thử thách mang lại cho bạn là nguồn “nhiên liệu” cần thiết giúp bạn liên tục hành động. Một lần nữa, bạn hãy nhớ rằng lý do chính khiến hầu hết mọi người không chịu phấn đấu vươn tới mục tiêu là vì những mục tiêu mà họ đặt ra không làm cho họ đủ hào hứng. Đối với họ, những mục tiêu đó cũng chỉ là một công việc nhàm chán giữa trăm công nghìn việc khác chứ không phải là một chuyến phiêu lưu đầy cảm hứng. 

MỤC TIÊU ĐẦY THỬ THÁCH MANG TỚI NHỮNG CHIẾN LƯỢC TÀI TÌNH

Mục tiêu đầy thử thách có tác dụng cực kỳ mạnh mẽ bởi vì nó sẽ khiến bạn vươn lên hết mình, đạt tới ngưỡng cao nhất của năng lực và kỹ năng của bản thân. Nó buộc bạn phải sáng tạo và phát triển những chiến lược tài tình.


Share:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét


Lưu trữ Blog

Recent Posts

Bài đăng nổi bật

Tổng quan về "giao tiếp"

 Giao tiếp là 1 quá trình có 2 phần: - Giao tiếp với chính mình (nhìn nhận bản thân) - Giao tiếp xã hội (với người khác) Việc tự nhìn nhận b...