Điều đầu tiên bạn cần hiểu là các giá trị sống của bạn thay đổi mỗi khi bạn trải qua những kinh nghiệm có tác động mạnh đến cảm xúc của bạn, cả tiêu cực lẫn tích cực.
Ví dụ, bạn thử nghĩ xem, việc sinh một đứa con sẽ ảnh hưởng đến giá trị của hầu hết các ông bố bà mẹ trẻ ra sao? Rất có thể đối với họ, tình yêu và gia đình đột nhiên vượt lên dẫn đầu bảng xếp hạng các giá trị.
Một ví dụ khác, tôi có một người bạn, sau khi anh ấy lên cơn đau tim và suýt nữa thì cả mạng sống cũng không giữ được, đã có sự thay đổi lớn trong các giá trị của anh. Bất thình lình, “sức khỏe” và “tình yêu thương” trở thành những giá trị kéo cao nhất. Vì thế, bạn sẽ cài đặt được các giá trị mới vào hệ thần kinh của mình bằng cách nạp năng lượng cảm xúc mạnh mẽ cho chúng.
Có bốn bước cài đặt các giá trị sống của bạn.
Bước một là bạn phải cam kết sống có ý thức theo những giá trị mới này. Một khi bạn bắt đầu đưa ra những quyết định mới dựa trên các giá trị mới một cách có nhận thức, tâm trí bạn sẽ liên kết các giá trị ở mức độ vô thức và hình thành cách suy nghĩ mới và lối sống mới. Vì thế, đâu cần phải trì hoãn việc thay đổi các giá trị cho đến khi bạn trải nghiệm một biến cố cảm xúc quan trọng nào đó – nếu đợi như thế có thể sẽ quá trễ. Không phải ai cũng hồi phục sau cơn đau tim hoặc bệnh ung thư đâu.
1. Cam kết sống theo các giá trị mới
Bước đầu tiên là đưa ra cam kết với bản thân mình (bạn hiểu điều này có ý nghĩa gì phải không?) và một cam kết công khai. Hãy tìm đến ít nhất 5 người mà bạn quen thân và nói với họ rằng bạn cam kết sống theo những giá trị mới này. Khi đã đặt mình vào tình thế này, bạn buộc phải giữ lời hứa.
Viết ra ít nhất 5 người mà bạn sẽ cho họ biết về cam kết của mình.....................................................
2. Thường xuyên ôn lại các giá trị mới
Đặt bảng liệt kê các giá trị sống ngay trên bàn làm việc hay trong quyển sổ tay của bạn. Như vậy, bạn sẽ nhớ hành động theo các giá trị đó mỗi ngày.
3. Nạp năng lượng cảm xúc cho các giá trị mới
Chắc bạn còn nhớ là các giá trị của bạn được hình thành bởi các mô thức có điều kiện trong hệ thần kinh, như là kết quả của những trải nghiệm cảm xúc. Vì thế, để cài đặt những giá trị mới, bạn cần lồng ghép nhiều trạng thái cảm xúc vào đó. Bạn có thể tạo ra các cảm xúc mà bạn muốn bằng cách sử
dụng trí tưởng tượng và các giác quan nội tại.
Hãy tận dụng khả năng của trí tưởng tượng để hình dung trước về những quyết định và cách hành xử của bạn nương theo các giá trị mới. Sau đó, hướng những cảm xúc tích cực về giá trị mới này.
Ví dụ, nếu bạn muốn đưa “sức khỏe” lên vị trí số một trong bảng giá trị kéo, hãy hình dung những quyết định mới mà bạn đưa ra và các hành vi tương ứng với nó. Hãy nghĩ đến chế độ dinh dưỡng hợp lý và những bài tập thể thao thường xuyên.
Hãy tưởng tượng bản thân bạn lựa chọn việc đầu tư nhiều thời gian hơn vào việc chăm sóc cơ thể mặc dù phải đối mặt với quá nhiều ưu tiên khác trong cuộc sống. Quan trọng hơn cả là nghĩ về những lợi ích hiển nhiên của việc chăm sóc sức khỏe.
Hãy hình dung rõ nét về nguồn sinh lực dồi dào tuôn chảy trong cơ thể bạn, vóc dáng của bạn sẽ “chuẩn” ra sao và bạn sẽ tự tin như thế nào khi xuất hiện trước người khác. Dùng sức mạnh của các giác quan nội tại để tăng cường độ trải nghiệm trong tâm trí bạn để nó trở thành một liên kết thần kinh mạnh mẽ.
4. Sống theo các giá trị mới
Hãy bắt đầu ngay với việc đưa ra quyết định và xắn tay áo lên hành động dựa trên những giá trị mới này. Theo giả thuyết trên, nếu bạn đưa “sức khỏe” lên hàng đầu, trên cả hạng mục “thành công”, hãy đảm bảo rằng mỗi khi phải lựa chọn, bạn sẽ đi đến phòng tập thể thao hoặc chạy bộ một vòng chứ không phải mở mắt ra là lao đầu vào việc. Một khi bạn liên tục đưa ra những lựa chọn có ý thức như vậy, não bộ sẽ bắt đầu cài đặt những giá trị mới của bạn một cách tự động.
Giả sử bạn thường có cảm giác bị bài bác mỗi khi có ai đó bất đồng ý kiến với bạn. Và bạn đưa ra một định nghĩa mới rằng bạn chỉ có cảm giác khó chịu đó “khi có hơn 10 người đồng thanh phản đối bạn”. Lần sau khi có người nói “không” với bạn, hãy chuyển đổi ý nghĩa của kinh nghiệm này bằng cách coi đây như một bước đệm dẫn đến sự chấp nhận sau này. Khi bạn liên tục làm được điều này, tâm trí của bạn sẽ nhận ra rằng bạn không còn đánh đồng “cảm giác đau thương” với một, hai hoặc ba lời từ chối nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét