MÔ THỨC VÚT NHANH: LÀM THẾ NÀO ĐỂ THAY ĐỔI THÓI QUEN CỐ HỮU

Ai trong chúng ta cũng có vài thói quen xấu khó bỏ. Nhiều người tin rằng họ không thể thay đổi thói quen xấu một sớm một chiều mà đôi khi cần đến vài tháng hoặc vài năm. Đây là một niềm tin cực kỳ giới hạn. Thật sự, nếu bạn suy nghĩ về việc này, sự thay đổi hầu như luôn luôn xảy ra tức thì. Khi một người nào đó bỏ hút thuốc hay không cắn móng tay nữa, sự thay đổi đó là tức thì. Chính việc chuẩn bị cho sự thay đổi đó mới cần nhiều thời gian. Chẳng hạn, một người trong năm năm thử đủ mọi cách để bỏ hút thuốc cho đến một ngày họ bỏ hẳn, không bao giờ đụng đến điếu thuốc nữa.

Tại sao họ lại cần nhiều thời gian đến thế? Và việc gì dẫn đến sự thay đổi cuối cùng? Cần có đủ ba yếu tố để một người thay đổi...

1. Việc này PHẢI được thay đổi

Tất cả chúng ta đều hiểu rằng mình nên từ bỏ thói quen xấu. Nhưng nhiều người không bao giờ thay đổi vì việc đó chưa trở nên BẮT BUỘC trong tâm trí họ. Chỉ khi việc thay đổi là điều BẮT BUỘC phải làm, họ mới thay đổi được. Phải đến một lúc nào đó họ cảm thấy không thể không thay đổi vì hậu quả của việc không thay đổi sẽ rất tồi tệ. Vào đúng lúc đó, tâm trí của họ sẽ đẩy việc từ bỏ thói quen xấu lên ưu tiên hàng đầu. 

2. Có một việc khác thay thế thói quen cũ

Nếu như có bao giờ bạn từ bỏ một thói quen thì đó luôn là vì bạn có một hành vi khác thay thế thói quen đó. Ngưng một hành vi nào đó để lại khoảng trống trong tâm trí bạn. Nếu bạn không thay thế nó bằng một việc khác, thói quen cũ sẽ quay lại. Ví dụ, những người bỏ hút thuốc luôn làm một việc gì đó để đáp ứng một nhu cầu do việc hút thuốc mang lại. Họ có thể ăn uống, tập thể dục hay chơi với con cái để thư giãn và khỏa lấp khoảng trống của việc bỏ hút thuốc. 

3. Thói quen mới được hình thành

Không chỉ thói quen cũ phải được thay thế bởi một hành vi tích cực khác mà hành vi mới này còn phải được khắc sâu cho đến khi nó trở thành thói quen mới. Người ta nói rằng bạn phải làm một việc gì đó liên tục trong vòng 28 ngày để nó thật sự trở thành thói quen của bạn.  Đó là vì bạn cần phải tạo ra những liên kết nơ-ron mới để quản lý thói quen mới trong tâm trí bạn.

Một tin vui là với Mô Thức Vút Nhanh mà bạn sắp học, bạn có thể tạo ra “lối mòn” trong hệ thần kinh và cài đặt bất kỳ hành vi mới nào trong vòng 20 phút. 

Mô Thức Vút Nhanh có sáu bước chính.

Bước 1. Xác định các thói quen xấu cần được thay đổi 

Bước 2. Xác định YẾU TỐ thúc đẩy thói quen xấu đó

Mỗi một hành vi đều được thúc đẩy bởi một thứ gì mà chúng ta nhìn thấy, nghe thấy hay cảm thấy (hoặc kết hợp lại). Những yếu tố này gọi là HÌNH ẢNH THÚC ĐẨY. Ví dụ, làm thế nào mà não của bạn biết được lúc nào bạn cần hút thuốc? Thường là khi bạn cảm thấy căng thẳng hay nhàm chán (cảm nhận) hay bạn nhìn thấy người khác hút thuốc (thị giác).

Bạn phải xác định yếu tố THÚC ĐẨY hành vi tiêu cực của bạn. Trong ví dụ này, yếu tố thúc đẩy có thể là tiếng chuông đồng hồ báo thức khiến bạn muốn ngủ nướng. Khi bạn biết được yếu tố thúc đẩy là gì, hãy tạo một hình ảnh trong tâm trí bạn gắn liền với yếu tố đó. Chúng ta gọi đó là HÌNH ẢNH
THÚC ĐẨY. 

Bước 3. Xác định TRẠNG THÁI CẢM XÚC/HÀNH VI MONG MUỐN của bạn. Tạo ra HÌNH ẢNH MONG MUỐN. 

Bước kế tiếp là huấn luyện não của bạn hướng tới trạng thái cảm xúc hay hành vi tích cực mới. Điều này có nghĩa là YẾU TỐ THÚC ĐẨY ban đầu sẽ phát sinh thói quen mới thay cho thói quen cũ. Ví dụ, việc nghe tiếng chuông báo thức (YẾU TỐ THÚC ĐẨY) sẽ khiến bạn cảm thấy tràn đầy sức sống và nhảy ra khỏi giường (TRẠNG THÁI/HÀNH VI MONG MUỐN).

Bây giờ, hãy tạo một hình ảnh trong tâm trí gắn liền với trạng thái/hành vi mong muốn mới này. Ví dụ, bạn có thể nhìn thấy bản thân mình tràn đầy năng lượng, nhảy ra khỏi giường và bảo, “Dậy thôi. Một ngày mới tươi đẹp đã đến!”. Đây gọi là HÌNH ẢNH MONG MUỐN. Lưu ý rằng HÌNH ẢNH MONG MUỐN phải là hình ảnh gắn liền với sự việc.

Để cài đặt YẾU TỐ THÚC ĐẨY đ HÀNH VI MỚI, bạn phải khắc thói quen này vào não bộ để tạo ra mối liên kết nơ-ron mới, ở bước 4. 

Bước 4. Đẩy HÌNH ẢNH THÚC ĐẨY ra xa và kéo HÌNH ẢNH MONG MUỐN về phía bạn với TỐC ĐỘ CAO và âm thanh “Whoosh”

Bạn nên làm việc này trong tư thế đứng. Tôi muốn bạn hãy nhắm mắt lại và nhìn thấy HÌNH ẢNH THÚC ĐẨY trước mặt bạn. Bây giờ, hãy tưởng tượng bạn nắm lấy hình ảnh đó bằng cả hai tay và dùng hết sức ném nó đi thật xa. Khi ném, bạn hãy tạo ra âm thanh “Whoosh”. 

Tưởng tượng HÌNH ẢNH THÚC ĐẨY bay ra xa với tốc độ cao và từ từ nhỏ dần nhỏ dần cho đến khi nó chỉ còn là một đốm nhỏ. Sau đó, bạn nhìn thấy HÌNH ẢNH MONG MUỐN bay thẳng tới bạn với tốc độ cao. Hình ảnh đó càng ngày càng to ra cho đến khi nó tới gần bạn, bạn chụp lấy nó với cả hai tay và tiếp tục tạo ra âm thanh “Whoosh!”.

Lúc này bạn phải NHẬP vào HÌNH ẢNH MONG MUỐN của bạn. Hãy khoác lên người dáng vẻ năng lượng dồi dào và nhìn thấy bản thân nhảy ra khỏi giường. Hãy nói với bản thân những gì bạn sẽ nói khi bạn cảm thấy tràn đầy nhiệt huyết (bằng giọng cực kỳ phấn khởi, “Dậy thôi! Một ngày mới tươi đẹp đã đến!”. 

Bước 5. Lặp lại quá trình này 10-15 lần

Liên tục lặp đi lặp lại quá trình này với toàn bộ năng lượng và tốc độ mà bạn có được. Việc này sẽ càng lúc càng dễ dàng. Bạn sẽ biết được khi nào hành vi này khắc sâu vào người bạn, đó là khi bạn cảm nhận hành vi này một cách “tự nhiên” mà không cần nỗ lực nhiều.

Bước 6. Thử nghiệm bằng cách tưởng tượng về tương lai

Bước kế tiếp là thử nghiệm xem cách làm này có hiệu quả không. Bạn có thể thử nghiệm bằng cách nghĩ đến tương lai. Hãy tưởng tượng bản thân bạn bước đến tương lai khi bạn ở trong tình huống thúc đẩy. Ví dụ, hình dung bạn nằm trên giường và nghe tiếng chuông báo thức. Sau đó nhìn thấy bạn có trạng thái cảm xúc và hành vi mới. 

Dĩ nhiên, bài thử nghiệm cuối cùng chính là những gì xảy ra vào ngày hôm sau. Khi bạn thực hiện đúng các bước, kỹ thuật này sẽ giúp bạn thay đổi thói quen một cách thần kỳ.

Sau khi hoàn tất bài tập này, bạn sẽ nhận ra rằng đây không phải là hình ảnh duy nhất khiến bạn có thể bật dậy mỗi buổi sáng cảm thấy cực kỳ phấn chấn. Bất cứ thứ gì mà bạn có thể cảm nhận trong môi trường xung quanh phải được dùng làm hình ảnh thúc đẩy bạn thức dậy, bao gồm chiếc giường của bạn, chiếc chăn và hình ảnh bạn nằm trên giường. Những người linh hoạt dùng nhiều yếu tố thúc đẩy để đạt được cảm xúc tích cực tuyệt đối.


Share:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét


Lưu trữ Blog

Recent Posts

Bài đăng nổi bật

Tổng quan về "giao tiếp"

 Giao tiếp là 1 quá trình có 2 phần: - Giao tiếp với chính mình (nhìn nhận bản thân) - Giao tiếp xã hội (với người khác) Việc tự nhìn nhận b...