HÃY “ĐÓNG KỊCH” CHO ĐẾN KHI BẠN LÀM ĐƯỢC


Đã bao giờ bạn ước mình tự tin hơn để thuyết trình trước toàn thể công ty chưa? 

Đã bao giờ bạn ước mình không còn cảm thấy lười biếng, mà thay vào đó là quyết tâm mạnh mẽ để hoàn thành công việc nhanh chóng chưa?

Đã bao giờ bạn ước mình chiến thắng nỗi sợ hãi để bước lên sân khấu diễn thuyết sôi nổi chưa?

Nếu những lời ước trên thành sự thật thì kết quả mà bạn đạt được trong cuộc sống sẽ thay đổi đến mức nào? Chắc chắn là sẽ tốt đẹp hơn nhiều, đúng không?
 
Hãy tin tôi đi, bạn hoàn toàn có thể làm được như thế! Chỉ cần bạn đặt mình vào tư thế làm việc hiệu quả. Nếu bạn muốn cảm thấy tự tin, hãy khoác lên người dáng vẻ tự tin. Nếu bạn muốn có động lực mạnh mẽ, hãy tạo ra dáng vẻ có động lực.

Đây gọi là nguyên tắc “Hãy hành động như thể...”. 

Nếu bạn muốn cảm thấy như thế nào, hãy làm ra vẻ như thể bạn đã cảm thấy như vậy rồi.

Hãy nhớ rằng sự tự tin, động lực và sự hào hứng chẳng qua chỉ là những trạng thái cảm xúc mà bạn trải nghiệm trong quá khứ. Nếu bạn có thể hồi tưởng lại những cảm xúc này, cảm xúc tích cực sẽ luôn mở rộng cửa chào đón bạn. Bạn chỉ cần mô phỏng chính xác dáng vẻ điệu bộ của bạn khi bạn có cảm xúc đó trước đây. Rất đơn giản, đúng không nào? 

ĐẶT BẢN THÂN BẠN VÀO TRẠNG THÁI TỰ TIN

Giả sử như bạn phải thuyết trình một ý tưởng mới vào ngày mai, bạn đã chuẩn bị tài liệu đầy đủ như thường lệ, nhưng bạn không cảm thấy tự tin chút nào. Việc thiếu tự tin này luôn gây tác hại nghiêm trọng đến hiệu quả làm việc của bạn. Vậy làm thế nào để bạn tự tin đây? 

Nào, nếu bạn suy nghĩ kỹ, tôi chắc chắn là đã có những lúc trong quá khứ, bạn cảm thấy cực kỳ tự tin. Hãy tìm lại thời điểm mà bạn cảm thấy tự tin tuyệt đối khi làm một việc gì đó mà bạn thành thạo.

Hãy quay ngược thời gian và lặp lại chính xác dáng vẻ điệu bộ tự tin của bạn lúc đó. Hãy đứng cách bạn đã đứng. Thở cách bạn đã thở. Cảm nhận đúng độ căng trên mặt bạn. Cánh tay, bàn tay của bạn lúc đó ra sao. Mắt bạn tập trung thế nào. Bây giờ, hãy tự nói với bản thân những gì bạn thường nói khi bạn cảm thấy tự tin tuyệt đối, bằng đúng giọng điệu và âm vực đó.

Nếu bạn toàn tâm toàn ý làm bài tập này, bạn có cảm thấy tự tin hơn không? Chắc chắn là có. Miễn là bạn hồi tưởng được một cảm xúc đặc trưng nào đó trong quá khứ, tâm trí và cơ thể bạn có thể tái tạo cảm xúc đó bằng cách truy lại những điều kiện “cần và đủ” trước kia. Đây chính là sự mô phỏng dáng vẻ điệu bộ của thành công!


Share:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét


Lưu trữ Blog

Recent Posts

Bài đăng nổi bật

Tổng quan về "giao tiếp"

 Giao tiếp là 1 quá trình có 2 phần: - Giao tiếp với chính mình (nhìn nhận bản thân) - Giao tiếp xã hội (với người khác) Việc tự nhìn nhận b...