Mục tiêu đầy thử thách có tác dụng cực kỳ mạnh mẽ

Bạn hãy hình dung về một vận động viên nhảy cao, thường thì anh ta sẽ đặt ra cho mình các mục tiêu nhỏ tăng dần. Nếu lần trước anh ta đã nhảy được ở mức 1,5 mét thì lần sau anh ta có thể nhắm tới mục tiêu là... 1,55 mét chẳng hạn. Và cứ thế, với sự luyện tập chăm chỉ, anh ta có thể nâng lên đến 1,8 mét, rồi 1,9 mét,... Tuy nhiên, điều này sẽ khiến anh ta mất một thời gian rất dài.

Ngược lại, giả sử anh ta đặt ra cho mình một mục tiêu không tưởng ngoài tầm với là nhảy qua được mức xà 15 mét? Liệu anh ta có thể làm được không?
 
Hầu hết mọi người sẽ la lên, “Không thể nào! Việc đó thật điên rồ”. Họ nói đúng, anh ta không cách nào làm được việc đó... nếu anh ta vẫn giữ những suy nghĩ cũ và làm theo chiến lược hiện tại. Tôi đâu có nói rằng anh ta buộc phải nhảy qua mức xà cao 15 mét mà không cần bất kỳ phương tiện hỗ trợ nào.

Đa số mọi người khi nghe đến việc nhảy qua xà cao 15 mét đều nghĩ phải tự mình nhảy qua (vì đó là điều đầu tiên họ nghĩ tới). Và khi thấy cách đó không dùng được, họ lập tức nói rằng, “Điều đó là không thể”. Tuy nhiên, nếu bạn thật sự động não và quyết tâm, bạn sẽ nghĩ ra được nhiều ý tưởng độc đáo, ví dụ như: dùng sào, dùng dây thừng, bắc thang, thậm chí đến những sáng kiến như dùng bàn đạp lò xo, dùng súng phóng người,...

Bạn thấy đó, nếu bạn chỉ đặt ra những mục tiêu nhỏ tăng dần, kết cục là bạn sẽ có xu hướng suy nghĩ theo lối mòn và làm những việc vẫn thường làm từ trước đến giờ. Bạn vô tình để cho bản thân luôn “dính chặt” vào một phương thức nhất định (như cố gắng nhảy qua xà bằng đôi chân và sức bật của mình). Cứ thế, bạn sẽ ở trong vòng lẩn quẩn cố gắng làm hoài một việc y như cũ và tốn công vô ích.

Tuy nhiên, ngay khi bạn đặt ra những mục tiêu lớn lao hơn cho bản thân và quyết tâm đạt được chúng, bộ não của bạn lập tức biết rằng không thể nào đạt được mục tiêu đó nếu nó cứ hoạt động (suy nghĩ) theo kiểu xưa cũ hay lối mòn. Thế là nó buộc phải sáng tạo để có thể nghĩ ra những ý tưởng độc nhất vô nhị, nhằm giúp bạn đạt được những mục tiêu to lớn. Kết quả là bạn tận dụng được rất nhiều tiềm năng vô tận của bản thân.


Share:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét


Lưu trữ Blog

Recent Posts

Bài đăng nổi bật

Tổng quan về "giao tiếp"

 Giao tiếp là 1 quá trình có 2 phần: - Giao tiếp với chính mình (nhìn nhận bản thân) - Giao tiếp xã hội (với người khác) Việc tự nhìn nhận b...