Henry Ford “ngu dốt” nhưng đủ thông minh để thuê được người tài giỏi hơn về làm việc cho mình!


Henry Ford, nhà sáng chế ra xe hơi, thường bị người đời cho là “ngu dốt” vì ông không được đào tạo chính quy. Mặc dù không có nhiều kiến thức về kế toán, kỹ thuật hay khoa học, Ford đã thành lập công ty Ford Motor mà hiện là một tập đoàn toàn cầu trị giá hàng tỷ đô la.

Trong thực tế, Ford không hề có đủ kỹ năng hay tài năng để phát minh ra bất cứ thứ gì. Ông chỉ là một người liên tục hành động mạnh mẽ với niềm tin không hề lay chuyển: “không có gì là không thể”. Bí quyết của ông nằm ở việc: “thuê những người thông minh hơn tôi và giao việc cho họ”.

Đúng thế, đó chính là những gì Ford làm. Ông săn lùng và tập hợp những “bộ não siêu phàm” về làm việc cho mình, giúp ông sáng chế ra FordT, chiếc xe hơi đầu tiên của nhân loại. Khi các nhà khoa học và kỹ sư cho rằng việc này không thể làm được, ông một mực nói, “Hãy làm tất cả những gì có thể, thế nào bạn cũng tìm được cách, đừng đẩy vấn đề cho tôi mà hãy tìm cách giải quyết”. Cuối cùng, với sự thúc đẩy động viên của ông, mô hình Ford-T đầu tiên ra mắt toàn thế giới vào năm 1908.

Thành công được định nghĩa bằng việc bạn hành động như thế nào chứ không phải bằng số lượng kiến thức hay năng lực mà bạn sở hữu. Kiến thức có thể học được và năng lực có thể đạt được qua thời gian. Nhưng hành động là thứ duy nhất xuất phát từ bên trong bản thân bạn. Và một lần nữa, đó là thứ duy nhất có thể tạo ra kết quả.

Từ quá khứ đến hiện tại, thực tế đã chứng minh rằng đây là một sự thật không thể chối cãi. Tôi được biết rất nhiều người thông minh, học vấn cao, có bằng thạc sĩ, thậm chí tiến sĩ, nhưng suốt đời không thành công, chỉ vì một lẽ đơn giản họ đã không hành động đủ kiên trì để thành công.

Mặt khác, tôi biết nhiều nhà triệu phú và chủ doanh nghiệp thành đạt chưa bao giờ bước chân vào trường đại học hay bỏ học giữa chừng lại đạt được những thành tích phi thường, nhờ vào việc họ liên tục hành động.

Thường thì những người này trước đây không có gì để mất (không tiền tài, không danh vọng...) nên họ không hề chần chừ và hành động thật nhiều để bù lại cho sự “thiếu hụt” đó. 


Share:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét


Lưu trữ Blog

Recent Posts

Bài đăng nổi bật

Tổng quan về "giao tiếp"

 Giao tiếp là 1 quá trình có 2 phần: - Giao tiếp với chính mình (nhìn nhận bản thân) - Giao tiếp xã hội (với người khác) Việc tự nhìn nhận b...