THAY ĐỔI GIÁ TRỊ SỐNG, THAY ĐỔI CUỘC SỐNG!


Nếu bạn phát hiện ra những giá trị sống của bạn không được sắp xếp hoặc định nghĩa theo cách hữu ích giúp bạn vươn lên thì đã đến lúc bạn nhận trách nhiệm tái thiết kế chúng.

Khi bạn thay đổi các giá trị sống của một người, bạn sẽ lập tức thay đổi cách họ đưa ra quyết định, cách hành xử và cuối cùng là tương lai của họ. 

Ta có thể làm phép thử với một người bằng cách hoán đổi giá trị cao nhất (sự an toàn) với giá trị thấp nhất (sự tự do) của anh ta để xem chuyện gì sẽ xảy ra nhé.

Làm như vậy tức là bạn đã thay đổi hoàn toàn quá trình đưa ra quyết định và hướng đi trong đời anh ta. Từ việc mãn nguyện với một công việc suôn sẻ, mang lại cảm giác an toàn trong một công ty lớn, anh ta có thể đột ngột quyết định ra làm ăn riêng và bắt đầu công việc kinh doanh của mình. 

Bạn cần nhớ rằng những giá trị sống mà bạn sở hữu ngày hôm nay không phải là kết quả của những lựa chọn có ý thức mà bạn thực hiện ngày hôm qua. Bạn chưa bao giờ lựa chọn những giá trị hiện tại của mình một cách có ý thức cả. Sở dĩ bạn có được những giá trị đó là do yếu tố tác động từ hoàn cảnh môi trường, cùng những con người có ý nghĩa trong cuộc đời bạn.

Nếu bạn sinh trưởng trong một gia đình nơi tình yêu và mối quan hệ thân tình được đánh giá cao hơn thành công và những gì gặt hái được, bạn sẽ có khuynh hướng trân trọng những giá trị này và biến nó thành của mình một cách vô thức. Bạn đón nhận những giá trị này để hòa nhập vào xã hội và được mọi người xung quanh chấp nhận. Các giá trị sống của bạn cũng có thể đến từ bè bạn, thầy cô, đồng nghiệp và xã hội nói chung. 

Vấn đề chỉ nảy sinh khi bạn có những giá trị sống không hòa hợp với nhau hoặc không giúp bạn có được một cuộc sống tốt đẹp và trọn vẹn. Và vào lúc này, bạn có lựa chọn bắt đầu thiết kế các giá trị sao cho chúng trở thành động lực giúp bạn tận dụng tiềm năng tốt nhất.

Vì thế tôi muốn bạn hãy trả lời câu hỏi này, “Các giá trị sống của tôi cần được thay đổi như thế nào để chúng trở thành đòn bẩy giúp tôi đạt được mục đích cuối cùng?”, “Tôi sẽ định nghĩa các giá trị sống như thế nào để chúng tiếp thêm sức mạnh giúp tôi hành động?”. Nào bạn hãy lấy bút và đầu tư thời gian vào hoàn thành bài tập tiếp theo nhé. 

Các giá trị sống mới của tôi: 

Giá trị kéo          Định nghĩa            Giá trị đẩy           Định nghĩa

1.....................................................................................................

2.....................................................................................................

3.....................................................................................................

Ví dụ, nếu thành công hiện được đánh giá là giá trị kéo cao nhất của bạn còn sức khỏe thì thậm chí không có trong danh sách, điều đó chắc chắn giải thích tại sao bạn bao giờ cũng ngại đến phòng tập thể dục và viện cớ không có thời gian. Nếu bạn nhận ra rằng mình cần năng lượng và sinh lực để có được những gì mình muốn, bạn có thể đưa sức khỏe vào danh sách các giá trị kéo của mình. 

Ví dụ, nếu thành công hoặc tiền bạc hiện là giá trị hàng đầu đối với bạn trong khi gia đình được xếp đâu đó cuối bảng, tôi dám chắc là thậm chí vào ngày sinh nhật của người bạn đời, bạn sẽ vẫn ngồi trong phòng làm việc gọi điện về bảo, “Cưng ơi, chúng ta sẽ ăn mừng sinh nhật vào dịp khác vậy nhé”. Hoặc giả bạn sẽ nhờ cô thư ký đi mua dùm một món quà thật to và một tấm thiệp cho nàng thay vì đích thân làm việc đó. Tuy vậy, nếu bạn thật sự muốn nuôi dưỡng mối quan hệ vợ chồng nồng thắm và lâu bền, bạn phải thay đổi thôi. Bạn phải đưa gia đình lên một thứ bậc cao hơn, thậm chí còn
hơn cả tiền tài, sự nghiệp nữa.
 
Ví dụ, nếu một người phải đương đầu với nhiều mâu thuẫn vì những giá trị hàng đầu của anh đang “cắn xé” lẫn nhau. Chẳng hạn như giá trị kéo thứ nhất (thành công) lại mâu thuẫn với giá trị đẩy thứ nhất (nỗi sợ bị chối từ). Như vậy từ kinh nghiệm của người này, có lẽ bạn nên đổi giá trị “bị từ chối” xuống thứ hạng thấp hơn trong bảng giá trị đẩy của mình. 
Share:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét


Lưu trữ Blog

Recent Posts

Bài đăng nổi bật

Tổng quan về "giao tiếp"

 Giao tiếp là 1 quá trình có 2 phần: - Giao tiếp với chính mình (nhìn nhận bản thân) - Giao tiếp xã hội (với người khác) Việc tự nhìn nhận b...