KHÁM PHÁ CÁC GIÁ TRỊ KÉO CỦA BẠN


Đâu là những cảm xúc tích cực hướng dẫn bạn trong mỗi hành động và quyết định? 

Bạn có thể tìm ra câu trả lời bằng cách tự hỏi mình một trong ba câu hỏi sau.

Câu hỏi số 1: Điều gì quan trong nhất đối với bạn trong cuộc sống?

Câu hỏi số 2: Trạng thái cảm xúc tích cực nào mà bạn muốn đạt được nhất? 

Câu hỏi số 3:  Hãy nghĩ về một thời điểm bạn có động lực để làm một việc gì đó. Trong thời điểm đó, bạn đang hướng tới cảm xúc tích cực nào?
Bạn cũng có thể dùng những câu hỏi này để hiểu rõ hơn về các giá trị sống mà mình hướng tới. 

Xin ghi nhớ: Bạn cần khám phá ra những giá trị sống (trạng thái cảm xúc) quan trọng đối với bạn chứ không phải những vật thể nào đó. Nếu câu trả lời của bạn là “xe hơi” thì hãy tự hỏi chiếc xe đó mang lại cho bạn điều gì? Sự tiện nghi, uy thế hay quyền lực? 

Hạnh phúc cá nhân? Gia đình? Sức khỏe? Tình yêu đôi lứa? Sự tự do? Sự an toàn? Niềm vui? Danh tiếng? Được mọi người công nhận? 

Giả sử bạn từng có động lực tham gia vào một cuộc thi hùng biện hoặc tìm kiếm tài năng trẻ. Hãy tự hỏi, “Mình muốn có được trạng thái cảm xúc nào nhất khi làm việc này?”. Có phải là sự vui suống đi kèm với danh tiếng? Hay cảm giác đạt được một cái gì đó? Sự phát triển cá nhân hay chỉ là sự thỏa mãn thuẩn túy? Một lần nữa, những điều này sẽ giúp bạn tìm ra các giá trị kéo của bạn. 

Sau đó hãy viết ra những giá trị kéo này của bạn. 

Bước tiếp theo trong việc làm rõ các giá trị kéo của bạn là xếp chúng theo thứ tự quan trọng giảm dần. Cách bạn xếp hạng hay đánh giá các giá trị kéo trong tâm trí sẽ quyết định cách bạn đưa ra các quyết định trong cuộc sống. Chẳng hạn với bạn, sức khỏe quan trọng hơn hay tiền bạc quan trọng hơn? Sự tự do quan trọng hay sự an toàn quan trọng? Thành công có quan trọng hơn tình yêu không? Có một cách để đánh giá những điều này. Bạn hãy tự hỏi, “Trong tất cả những giá trị trên, nếu mình chỉ được chọn một, mình sẽ chọn giá trị nào?”. 

Xin bạn nhớ rằng các giá trị kéo chỉ là một mặt của đồng tiền. Bạn cũng bị thúc đẩy khi đưa ra một quyết định nào đó, bởi vì não bộ của bạn muốn tránh xa những cảm xúc đau đớn. Chẳng hạn, bạn làm việc hùng hục có thể là vì bạn không muốn bị sa thải để rồi phải lâm vào cảnh túng quẫn, khổ nhục. Bạn có thể trì hoãn việc gọi điện thoại cho khách hàng vì bạn muốn tránh việc bị “từ chối”.
Share:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét


Lưu trữ Blog

Recent Posts

Bài đăng nổi bật

Tổng quan về "giao tiếp"

 Giao tiếp là 1 quá trình có 2 phần: - Giao tiếp với chính mình (nhìn nhận bản thân) - Giao tiếp xã hội (với người khác) Việc tự nhìn nhận b...