Donald Trump vượt qua thảm trạng có thể khiến người khác tự vẫn


Donald Trump là người thường xuyên biến những việc bất ý xảy ra với mình thành những “bài thử độ bền”, hay những bài học làm cho ông trở nên khôn ngoan hơn. Và Donald Trump, con người được biết đến khắp năm châu, là một trong những tỷ phú nổi tiếng nhất nước Mỹ. Trong thập niên 80 và nửa đầu thập niên 90 thế kỷ trước, Donald Trump đã làm giàu trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, và được coi là người đứng đầu một đế chế hùng mạnh nhất trong lĩnh vực này. Tài sản cá nhân của ông ước tính vào khoảng 1 tỷ đô la. Ở đỉnh cao sự nghiệp của mình, ông viết hai quyển sách thuộc vào loại sách bán chạy nhất là “Nghệ thuật đàm phán” (The art of the deal) và “Duy trì trong tốp dẫn đầu” (Surviving at the top).

Nhưng rồi đến những năm cuối thế kỷ 20, một cuộc khủng hoảng xảy ra trên phạm vi toàn thế giới và giá nhà đất bắt đầu rơi tự do. Chỉ sau một đêm, nhiều tỷ phú mà tài sản gắn với địa ốc và chứng khoán chứng kiến cảnh của cải đội nón ra đi, và Donald Trump cũng không phải là một ngoại lệ.

Chỉ trong vòng ít ngày, tài sản cá nhân của Trump bốc hơi sạch sành sanh, chưa kể ông còn ôm một khoản nợ lên tới 900 triệu đô Mỹ. Các nhà băng chạy theo đòi nợ ráo riết đẩy ông đến chỗ phá sản. Một số bạn bè của ông lâm vào tình cảnh tương tự đã tự thuyết phục mình rằng: chẳng còn trông mong gì ở cuộc đời này nữa một khi của cải mất trắng, nợ nần chồng chất, và họ đi đến chỗ tự kết liễu cuộc đời mình.

Chưa hết, khi nhận được điện thoại của người vợ cũ, Trump tưởng đâu sẽ nhận được vài lời an ủi động viên, nào ngờ bà ta lại bồi thêm cho ông một cú nữa bằng cách yêu cầu ông phải trả hết số tiền còn lại trong thỏa thuận ly hôn giữa hai người. Cùng lúc đó, những người mà ông luôn nghĩ là bạn bè thân thiết đã quay lưng lại với ông vào thời điểm mà ông cảm thấy cần họ nhất.

Nhưng một Donald Trump kiên cường từ chối không tin rằng đời mình thế là hết. Ông thấy rằng tất cả những gì xảy ra với ông còn có một ý nghĩa khác. Giờ đây, ông đã biết rõ những ai mới thật sự là bạn mình, và bài học này cũng sẽ giúp ông thành công hơn một khi xoay chuyển được tình thế.

Mặc dù Trump đã mất hết mọi thứ trên phương diện tài chính, nhưng ông vẫn còn đó kinh nghiệm dày dặn, những mối quen biết tốt, và sự nhạy bén trong kinh doanh.

Thế là trong vòng sáu tháng tiếp theo, Trump thương lượng thành công một vụ thỏa thuận lớn nhất trong lịch sử kinh doanh, và chỉ trong vòng ba năm sau đó, ông đã kiếm lại được 3 tỷ đô la. Trong quyển sách mới nhất của mình – “Nghệ thuật của sự trở lại” (The art of the comeback) – Trump kể lại rằng kinh nghiệm bị dồn vào chân tường đã giúp ông trở nên mạnh mẽ hơn, khôn ngoan hơn và tập trung sức lực hơn như thế nào. Rằng nếu không bị đẩy vào tình thế nợ nần chồng chất thì ông sẽ không bao giờ biết ai là người bạn thật sự của mình và cũng không thể tập trung trí lực kiếm được 3 tỷ đô la trong ba năm sau đó.

Trong khi hầu hết các nhà kinh doanh cho phép cơn khủng hoảng cuối những năm 90 “xóa sổ” tài sản và hủy hoại cuộc đời mình, Trump đã “cưỡi lên cơn sóng triều” để trở nên kiên cường hơn và giàu có hơn bao giờ hết.

Một lần nữa, không phải những gì xảy ra với bạn, mà ý nghĩa mà bạn “quy” cho nó mới quyết định việc bạn sẽ làm, và những gì bạn làm rốt cuộc sẽ đưa đến một kết quả tất yếu nào đó.


Share:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét


Lưu trữ Blog

Recent Posts

Bài đăng nổi bật

Tổng quan về "giao tiếp"

 Giao tiếp là 1 quá trình có 2 phần: - Giao tiếp với chính mình (nhìn nhận bản thân) - Giao tiếp xã hội (với người khác) Việc tự nhìn nhận b...