ÍCH LỢI TO LỚN CỦA GIÁ TRỊ ĐẨY


Bạn cần hiểu rằng, bên cạnh các giá trị kéo, các giá trị đẩy cũng có sức mạnh to lớn giúp bạn vươn tới mục tiêu. Trong thực tế, đa số mọi người có nhiều động lực hơn nhờ vào nhu cầu muốn tránh xa nỗi đau hơn là muốn nhận được niềm vui. Chẳng hạn, nhiều người chịu bỏ thời gian làm việc ngoài giờ vì họ sợ bị đuổi việc hơn là muốn có cơ hội thăng tiến.

Ví dụ, nếu giá trị đẩy cao nhất của bạn là “thất bại” (theo cách hiểu là bỏ cuộc), nó sẽ khiến bạn liên tục hành động cho đến khi bạn thành công. Trở lại định nghĩa của tôi rằng thất bại là “không làm hết sức mình”, giá trị đẩy này đã thúc đẩy tôi làm việc cật lực, lúc nào cũng vậy. 

Vì thế, “thất bại” với tư cách là một giá trị đẩy, thật sự sẽ là một lực đẩy rất mạnh giúp bạn tiến nhanh về phía trước, nếu bạn định nghĩa nó một cách đúng đắn.

Nếu trong danh mục giá trị đẩy của bạn có “sự nhàm chán”, thì đó cũng là một giá trị đẩy hữu ích vì nó có tác dụng thường xuyên thúc đẩy bạn làm một điều gì mới mẻ hơn, nghĩ ra những công việc mới hoặc những ý tưởng sáng tạo.
 
Cũng như với giá trị kéo, việc thay đổi thứ hạng các giá trị đẩy hoặc thay đổi định nghĩa của chúng có thể mang lại nhiều lợi ích hoặc có thể rất tai hại. 

Một trong những giá trị đẩy của tôi là “cảm giác không chắn chắn”. Do đó, mỗi khi có một vài phần trăm không bảo đảm về kết quả cuối cùng, như trong dự án mới chẳng hạn, tôi lại đâm lo lắng là sẽ có gì không ổn xảy ra. Lúc đầu, tôi nghĩ đó không phải là kiểu nghĩ có lợi cho tôi bởi vì tôi ghét ở trong tâm trạng lo lắng. Thế là tôi quyết định loại bỏ nó.

Điều mà tôi đã không nhận ra là giá trị đẩy đó đã giúp tôi có động lực làm việc và hoạch định mọi việc đến từng chi tiết nhỏ nhằm đảm bảo 100% thành công. Và đó là lý do tại sao mọi dự án của tôi đều xuôi chèo mát mái. 

Thế nên, khi tôi bỏ giá trị đẩy “cảm giác không chắn chắn” này ra khỏi danh sách, tôi thôi không quan tâm nhiều đến việc đảm bảo mọi thứ cho tốt nữa, và thay vào đó là suy nghĩ, “Rồi mọi việc sẽ đâu vào đấy”. Bởi thế, mọi việc bắt đầu rối tinh rối mù cả lên!

Nhận ra điều này, tôi nhanh chóng đưa “cảm giác không chắn chắn” trở lại danh sách giá trị đẩy của mình. Thật là một bài học đáng giá! 
Share:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét


Lưu trữ Blog

Recent Posts

Bài đăng nổi bật

Tổng quan về "giao tiếp"

 Giao tiếp là 1 quá trình có 2 phần: - Giao tiếp với chính mình (nhìn nhận bản thân) - Giao tiếp xã hội (với người khác) Việc tự nhìn nhận b...