SỨC MẠNH KHÔNG TƯỞNG CỦA NIỀM TIN


Niềm tin mạnh mẽ có thể giúp những người bình thường làm được những việc phi thường hoặc không tưởng. Ngược lại, niềm tin giới hạn có thể làm thui chột những con người tài năng nhất. 
Niềm tin giống như “hệ điều hành” cho não bộ của bạn. Niềm tin quyết định những gì bạn mong muốn và những gì bạn có thể đạt được. Và trên hết mọi thứ, niềm tin của bạn quyết định mong muốn của bạn.

Nếu bạn tin rằng, bạn có thể trở thành triệu phú, chủ tịch tập đoàn hay một chính trị gia, bạn sẽ “dám” mong muốn bản thân mình đạt được điều đó. Nếu bạn không tin rằng bạn có khả năng trở thành người như vậy, bạn sẽ chẳng dám mong muốn chứ đừng nói đến việc hành động để biến nó thành hiện thực.

Tương tự, nếu bạn tin rằng bạn có đủ phẩm chất để lãnh đạo người khác, bạn sẽ không mong đợi một vị trí nào thấp hơn vị trí quản lý trong công ty. Ngược lại, nếu bạn tin rằng bạn chỉ là một nhân viên bình thường, bạn sẽ không mong gì hơn một vị trí nhân viên cấp thấp 

Chính vì thế, niềm tin mạnh mẽ thúc đẩy bạn hành động và quyết định việc bạn sẽ tận dụng được bao nhiêu phần trăm tiềm năng của mình. Khi bạn tin rằng bạn có thể đạt được một mục tiêu nào đó, bạn sẽ nỗ lực hết mình, hành động liên tục và quyết tâm làm bất cứ việc gì (trong giới hạn đạo đức và pháp luật) để đạt được nó. Kết quả, bạn sẽ tận dụng rất nhiều khả năng tiềm ẩn bên trong bạn. Một khi bạn đã tận dụng được tiềm năng của mình, bạn nghĩ rằng kết quả sẽ như thế nào? Dĩ nhiên là bạn gặt hái được những thành quả to lớn! Và khi bạn đạt được kết quả như ý, niềm tin của bạn sẽ càng được củng cố và trở nên mạnh mẽ hơn.

Ví dụ, nếu bạn có niềm tin tích cực là bạn có thể tạo dựng một công ty thành công tên tuổi, mang lại những ảnh hưởng tốt đẹp cho hàng triệu người khác, niềm tin này sẽ thúc đẩy bạn hành động mạnh mẽ. Bạn sẽ bắt đầu sáng tạo ra một sản phẩm hay dịch vụ mới. Bạn sẽ phát triển kế hoạch kinh doanh, thu hút những nhà đầu tư và tiến hành các chiến dịch tiếp thị. Dĩ nhiên, việc kinh doanh không đơn giản chút nào, và chắc chắn bạn sẽ gặp rất nhiều trở ngại dọc đường, nhưng niềm tin sẽ thúc đẩy bạn học hỏi kinh nghiệm từ những thất bại và thay đổi chiến lược cho đến khi đạt được kết quả mong muốn. Thậm chí nếu bạn không đạt được chính xác mục tiêu mà bạn đã đề ra, bạn cũng sẽ đạt được những kết quả to lớn hơn bình thường rất nhiều. 

Tuy nhiên, nếu bạn tin rằng bạn không thể làm được một việc gì đó, liệu bạn có hành động không? Nhiều khả năng là không. Thậm chí nếu có hành động đi chăng nữa, bạn cũng sẽ dừng lại ngay khi gặp khó khăn. Điều này có nghĩa là: cho dù bạn có tất cả tiềm năng, bạn cũng sẽ không tận dụng được nó. Và chắc chắn là bạn sẽ không đạt được kết quả như ý. Điều này càng củng cố niềm tin giới hạn của bạn rằng bạn không có đủ khả năng để gặt hái thành quả mong muốn. 

Như bạn thấy đấy, khi bạn tin rằng một việc gì đó có thể thực hiện được, chắc chắn bạn sẽ tập hợp tất cả những gì bạn có để củng cố cho niềm tin này. Bạn sẽ sử dụng niềm tin tích cực đó như chiếc chìa khóa để mở cánh cửa sáng tạo, nguồn năng lượng dồi dào và khả năng xuất chúng bên trong bạn. 

Tôi được biết về rất nhiều tấm gương sáng – những con người “máu lửa” này đã dạy cho tôi biết rằng tuổi tác không phải là trở ngại của việc đạt được thành công và giàu có. Tôi đọc về Anthony Robbins, người đã trở thành nhà đào tạo về phát triển bản thân và triệu phú ở tuổi 25. Tôi đọc về Richard Branson, ông chủ tập đoàn Virgin, người đã bắt đầu kinh doanh từ năm 15 tuổi và trở thành triệu phú vào năm 23 tuổi. Tôi đọc về Steve Jobs, người đã thành lập hãng máy tính Apple Computers vào năm 18 tuổi. 

Nhờ vào những trải nghiệm này, tôi phát triển một niềm tin không thể lay chuyển rằng, tôi có thể bắt đầu kinh doanh, trở thành tác giả của những quyển sách bán chạy nhất và trở thành chuyên gia đào tạo trước 24 tuổi. Và như bạn biết, tôi đã thật sự làm được tất cả những điều đó. 

NIỀM TIN: CHÌA KHÓA MỞ CÁNH CỬA TIỀM NĂNG CỦA BẠN  
Adam Khoo


Share:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét


Lưu trữ Blog

Recent Posts

Bài đăng nổi bật

Tổng quan về "giao tiếp"

 Giao tiếp là 1 quá trình có 2 phần: - Giao tiếp với chính mình (nhìn nhận bản thân) - Giao tiếp xã hội (với người khác) Việc tự nhìn nhận b...