HIỆU ỨNG PYGMALION


Niềm tin của bạn không chỉ ảnh hưởng đến hành động và kết quả bạn thu được, mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh khi họ tương tác với bạn. Là một người thầy, một bậc phụ huynh hay một ông chủ, niềm tin mà bạn có về học trò, con cái hoặc nhân viên của bạn sẽ ảnh hưởng đến cách
bạn đối xử với họ, cách họ đối xử ngược lại với bạn, và cuối cùng là cách họ hành xử.

Bạn đã bao giờ nghe nói đến Hiệu ứng Pygmalion chưa? 

Đây là một hiện tượng tâm lý được Robert Merton, giáo sư ngành Xã hội học tại trường Đại Học Columbia, trình bày lần đầu tiên vào năm 1957. Nội dung của hiệu ứng này là: niềm tin của bạn về người khác có thể biến thành sự thật. 


Trong đề tài nghiên cứu “Học Thuyết và Cơ Cấu Xã Hội” của mình, Merton nói rằng hiện tượng tâm lý này xảy ra khi “một ý niệm sai lệch về một tình huống nào đó tạo nên một hành vi cư xử mới khiến cho ý niệm sai lệch ban đầu trở thành sự thật”.

Nói cách khác, khi bạn tin vào một điều gì đó ở người khác, kể cả khi điều đó có sai lầm đến đâu đi chăng nữa, bạn sẽ có khuynh hướng hành động một cách nhất quán với niềm tin đó. Kết quả đáng ngạc nhiên là thường thì những gì bạn tin ở người khác sẽ dần trở thành sự thật, cứ như là có phép màu vậy.

NIỀM TIN CỦA BẠN THẬM CHÍ CÓ THỂ ẢNH HƯỞNG CƠ CHẾ SINH HỌC CỦA BẠN 

Đúng thế, niềm tin của bạn có thể tác động đến nguồn năng lượng và trạng thái cơ thể. Đó chính là kết quả rút ra được từ các nghiên cứu về Hiệu ứng Placebo (Hiệu ứng thuốc trấn an). 

Một phân nhánh mới trong ngành thần kinh tâm lý học được gọi là Học Thuyết Của Sự Trông Đợi đã
khám phá rằng, mỗi suy nghĩ, niềm tin và mong ước của bạn có thể là nhân tố làm thay đổi tế bào, mô và cơ quan nội tạng của bạn, dẫn đến việc cơ thể bạn chống lại được tác dụng thật sự của thuốc. 



Share:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét


Lưu trữ Blog

Recent Posts

Bài đăng nổi bật

Tổng quan về "giao tiếp"

 Giao tiếp là 1 quá trình có 2 phần: - Giao tiếp với chính mình (nhìn nhận bản thân) - Giao tiếp xã hội (với người khác) Việc tự nhìn nhận b...