CÁCH THỨC ĐỊNH NGHĨA CÁC GIÁ TRỊ SỐNG




Trong thực tế, hai người có thể có cùng bảng giá trị sống nhưng vẫn có những quyết định và cách hành xử khác nhau. Đó là vì họ có cách định nghĩa khác nhau về cùng một giá trị sống.



Câu chuyện về hai cậu bé: Tính cách khác nhau nhưng có cùng các giá trị sống!

Trong quá trình huấn luyện sinh viên học sinh, tôi thường tự hỏi tại sao em này có động cơ học tập tốt và trở thành học sinh dẫn đầu còn em kia chỉ muốn đàn đúm, bắt nạt bạn học. Phải chăng chúng có những giá trị sống khác nhau?

Tôi bắt đầu tìm ra câu trả lời khi tôi gặp hai cậu con trai, hoàn toàn trái ngược về tính cách, trong một khóa học. Sau đó, tôi được biết rằng cả hai em đều đưa việc “trở nên quan trọng” lên hàng đầu trong bảng giá trị kéo và đều xếp “bị từ chối” vào vị trí số một trong danh sách giá trị đẩy. Vậy tại sao chúng lại có những hành vi khác hẳn nhau? 

Tôi phát hiện ra cậu bé thứ nhất kết hợp việc học tập với cảm giác “mình là người quan trọng”. Khi cậu đạt điểm 10, cậu nhận được rất nhiều lời khen và phần thưởng từ thầy cô, cha mẹ. Khát vọng trở thành người quan trọng tiếp tục thúc đẩy cậu mỗi ngày một tiến xa hơn và trở thành học sinh xuất sắc toàn trường. Đồng thời, tâm trí cậu cũng liên kết việc lười học với cảm giác bị từ chối. Cậu cảm thấy rằng nếu cậu không đạt điểm 10 tuyệt đối, mọi người sẽ không còn ngưỡng mộ cậu và cậu sẽ có cảm giác mình bị phủ nhận.

Còn với cậu bé kia, mối liên kết mà cậu xác lập giữa việc trở nên quan trọng và việc bị từ chối đảo ngược hoàn toàn. Cậu cảm thấy mình quan trọng khi trở thành đại ca và được đàn em ngưỡng mộ như “người hùng” khi cậu dám đứng ra thách thức kỷ luật nhà trường. Cậu cảm thấy mình oai ghê gớm mỗi khi bắt nạt mấy đứa bạn yếu ớt. Trong khi ấy, đứa trẻ thứ hai này liên kết cảm giác bị từ chối với việc học tập. Tại sao? Bởi vì cậu toàn xơi trứng ngỗng nên luôn có cảm giác bị thầy cô ghét bỏ. Cậu đứng đầu một nhóm tự hào về văn hóa “dẹp việc học sang một bên” và tẩy chay tất cả những con “mọt sách”. 

Mỗi người chúng ta định nghĩa các giá trị sống rất khác biệt. 

Thành công có thể có ý nghĩa A đối với người này và ý nghĩa B đối với người kia. Điều này tùy thuộc vào mối liên kết giữa một trạng thái cảm xúc với một ý nghĩa nào đó trong hệ thần kinh của bạn. Chỉ khi nào bạn tìm được định nghĩa sáng tỏ về các giá trị sống của mình, những “phím nóng” của bạn mới lộ ra.


Bạn có nghĩ rằng ca sĩ Madonna và Mẹ Theresa có cùng giá trị kéo là “thành công” không? Có thể lắm chứ. Nhưng sao chuyện đó lại xảy ra được?


Họ là hai con người khác nhau như nước với lửa, với những niềm tin khác nhau một trời một vực kia mà? Đó là vì cách định nghĩa về thành công của họ hoàn toàn khác nhau.

Với Madonna, thành công có nghĩa là lôi cuốn hàng triệu trái tim bằng lời ca tiếng hát của mình. 

Mặc dù lúc sinh thời, Mẹ Theresa có thể cũng đặt thành công ở thứ hạng cao, định nghĩa của bà về thành công lại có nghĩa là cứu đói cho 10 triệu trẻ em nghèo. 


Trên cơ sở định nghĩa đó, họ đưa ra những lựa chọn khác nhau trong cuộc sống và gặt hái những thành quả khác nhau. Và cả hai đều thành công? Đúng thế, theo chính định nghĩa về thành công của họ.


ĐỊNH NGHĨA CÁC GIÁ TRỊ KÉO VÀ GIÁ TRỊ ĐẨY CỦA BẠN

Bây giờ, tôi đề nghị bạn hãy thành thật với bản thân và tập trung suy nghĩ về cách bạn định nghĩa các giá trị sống của bạn. Bằng cách trả lời câu hỏi, “Điều gì cần xảy ra để mình cảm thấy ___(giá trị của bạn) ___?”, hãy đưa ra định nghĩa về cả giá trị kéo lẫn giá trị đẩy của bạn.

Giả sử “thành công” là giá trị kéo cao nhất của bạn. Vậy thì đối với bạn, thế nào mới được gọi là thành công? Bạn càng định nghĩa rõ ràng cụ thể bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. Liệu điều này có nhất thiết là những người xung quanh bạn phải công nhận sự thành công của bạn? Hay bạn phải kiếm được 500 triệu đồng một năm? Hay bạn phải lái chiếc Ferrari?

Còn “hạnh phúc” thì sao? Làm thế nào để bạn cảm thấy hạnh phúc? Đối với một số người, hạnh phúc được xác định như sau, “Mọi chuyện phải diễn ra theo đúng ý tôi”. Thế còn định nghĩa của bạn? Hãy viết ra định nghĩa về các giá trị kéo của bạn nhé.

Giá trị kéo                                                                 Định nghĩa (Điều phải xảy ra)
1................................................................................................................................
2................................................................................................................................
3................................................................................................................................

Tương tự, hãy nhìn vào bảng giá trị đẩy của bạn. Nếu “bị từ chối” là điều mà bạn muốn tránh nhất thì chuyện gì xảy ra sẽ khiến bạn có cảm giác này? Bạn có cảm thấy bị chối bỏ khi ai đó phản bác ý kiến của bạn không? Hoặc khi ai đó không muốn mua hàng của bạn?

Thế còn “thất bại” thì sao? Chuyện gì sẽ khiến bạn có cảm giác mình thất bại? Bạn có cảm giác bại trận khi không đạt được mục tiêu đã định không? Hãy viết ra những gì bạn nghĩ về các giá trị đẩy của bạn ngay bây giờ.

Giá trị đẩy                                                                 Định nghĩa (Điều phải xảy ra)
1................................................................................................................................
2................................................................................................................................
3................................................................................................................................ 

CÁC GIÁ TRỊ SỐNG CỦA BẠN THỂ HIỆN CON NGƯỜI BÊN TRONG BẠN

CÁC GIÁ TRỊ SỐNG CỦA BẠN CÓ NGẦM PHÁ HOẠI THÀNH CÔNG CỦA BẠN KHÔNG?

Cách bạn sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các giá trị hoặc định nghĩa chúng có mâu thuẫn với mục tiêu của bạn không? Liệu chúng có giúp bạn thực hiện ước mơ của mình không? Nếu bạn cứ loay hoay mãi mà vẫn không đạt được kết quả mong muốn trong bất kỳ lĩnh vực cuộc sống nào, bạn cần tìm hiểu xem các giá trị của bạn có cản trở bạn không. 
Share:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét


Lưu trữ Blog

Recent Posts

Bài đăng nổi bật

Tổng quan về "giao tiếp"

 Giao tiếp là 1 quá trình có 2 phần: - Giao tiếp với chính mình (nhìn nhận bản thân) - Giao tiếp xã hội (với người khác) Việc tự nhìn nhận b...