BẠN CÓ XẾP VIỆC BỊ TỪ CHỐI VÀO BẢNG GIÁ TRỊ KÉO CỦA MÌNH KHÔNG?


Một lần nữa, cách bạn định nghĩa cảm giác “bị từ chối” có thể tạo điều kiện cho bạn hoặc trói buộc bạn. Tôi tin là hầu hết mọi người đều làm bất cứ điều gì để tránh việc bị người khác từ chối, phủ nhận hoặc ruồng bỏ. Tuy nhiên trong thực tế, những người hành động để đạt mục tiêu có khuynh hướng định nghĩa việc “bị từ chối” khác hẳn những người khác. Nếu bạn cảm thấy bị từ chối, bất cứ khi nào có ai đó phản đối ý kiến của bạn thì có vẻ như bạn chẳng bao giờ dám mạo hiểm trong cuộc sống. Bạn sẽ tránh những hành động liều lĩnh, tránh đề nghị những ý tưởng mới và tránh việc gặp gỡ khách hàng mới vì nỗi sợ bị từ chối rất mạnh trong bạn.

Thế bạn có nghĩ George W Bush, Cựu Tổng thống Mỹ, thuộc tuýp người sợ bị từ chối không? Tôi chắc ông ấy là người như vậy. Nhưng có thể ông chỉ cảm thấy như vậy, khi có hơn một nửa số người xung quanh ông bác bỏ đề xuất của ông.  Thậm chí khi một nửa số người Mỹ bỏ phiếu chống lại ông và một nửa thế giới lên án ông vì ông ra lệnh tấn công Iraq, ông vẫn thẳng tiến về phía trước bởi vì đối với ông, như thế vẫn chưa đủ “đô” để cảm thấy mình bị phản đối. Ông không bận tâm đến việc hàng triệu người bất đồng với chính sách của mình và tiếp tục thực hiện nó bằng mọi cách.

Một mâu thuẫn tiềm tàng khác, nằm ở cách bạn định nghĩa về thất bại.

Nếu thất bại là mục quan trọng nhất trong các giá trị đẩy của bạn, nó sẽ ngăn cản bạn trong việc đề ra mục tiêu và bắt tay vào hành động. Chuyện gì xảy ra mới khiến bạn có cảm giác mình là kẻ bại trận? Đa số mọi người có cảm giác này khi họ không chạm tới mức đã vạch ra. Kết quả là họ không dám đặt mục tiêu phấn đấu và thực hiện nó vì làm như vậy có nghĩa là họ đánh liều với cảm giác mà họ muốn tránh nhất: sự thất bại! Phương châm của họ là, “Nếu tôi không cố gắng làm bất cứ việc gì thì tôi đâu có thất bại”. 
Share:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét


Lưu trữ Blog

Recent Posts

Bài đăng nổi bật

Tổng quan về "giao tiếp"

 Giao tiếp là 1 quá trình có 2 phần: - Giao tiếp với chính mình (nhìn nhận bản thân) - Giao tiếp xã hội (với người khác) Việc tự nhìn nhận b...