Kinh nghiệm viết sách của Adam Khoo


Thử thách lớn nhất của việc viết sách là sau chương đầu tiên, bạn chắc chắn sẽ mất đi sự hào hứng ban đầu, cảm hứng trốn đâu mất chỉ có cảm giác mệt mỏi vì quá nhiều việc phải làm. Đây là nguyên nhân khiến đa số tác giả cứ trì hoãn và cuối cùng thì gạt quyển sách viết dở sang một bên, hoặc là họ phải mất hàng năm để viết xong một quyển sách. Không phải lúc đó họ cạn kiệt ý tưởng, mà họ phải đợi đến lúc họ có đủ cảm hứng sáng tạo và động lực để sáng tác. 

Còn tôi thì không có đủ thời gian xa xỉ để ngồi đợi nguồn cảm hứng tới một cách tự nhiên như vậy. Nếu tôi làm thế, quyển sách này sẽ không bao giờ được hoàn tất và xuất bản. Tôi sẽ không bao giờ đạt chỉ tiêu viết hai quyển sách một năm, trong khi phải quản lý ba công ty và đi diễn thuyết hầu như mỗi ngày.

Do đó, bất cứ khi nào tôi lên lịch viết một chương sách, tôi sẽ đặt bản thân vào trạng thái cảm xúc phấn khởi và sáng tạo. Tôi lấy lại cảm xúc đó bằng cách bắt chước dáng vẻ điệu bộ lúc tôi làm việc hiệu quả nhất trong quá khứ. Sau khi cảm thấy tinh thần phấn chấn, tôi viết không ngừng nghỉ trong hàng giờ liền, từ ngữ tuôn trào như suối. Phương pháp này đặc biệt hữu ích khi tôi phải bắt đầu viết sách vào lúc một giờ sáng, sau khi hoàn tất buổi đào tạo bận rộn và các công việc trong ngày. 


Share:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét


Lưu trữ Blog

Recent Posts

Bài đăng nổi bật

Tổng quan về "giao tiếp"

 Giao tiếp là 1 quá trình có 2 phần: - Giao tiếp với chính mình (nhìn nhận bản thân) - Giao tiếp xã hội (với người khác) Việc tự nhìn nhận b...