Không một ai tự thay đổi cho đến khi người ấy cảm thấy buộc phải làm điều đó – Socrates
Lý do khá đơn giản, mặc dù tất cả mọi người đều mong muốn thành công, nhưng chỉ có một số rất ít người thật sự QUYẾT TÂM hướng đến những mục tiêu to lớn của mình. Với đại đa số mọi người, việc có nhiều tiền hơn, có cuộc sống thoải mái hơn, bảo đảm hơn, hạnh phúc hơn và thành công hơn bao giờ cũng chỉ là những mơ ước trong cuộc sống. Họ nghĩ thật tuyệt vời khi có được những điều ấy, nhưng rốt cuộc không có chúng, họ vẫn... sống, cho nên hà tất phải nhọc lòng làm chi. Vì thế, dĩ nhiên họ chẳng bao giờ dành thời gian để hành động vì những điều đó, bởi dường như bao giờ cũng có một cái khác “quan trọng” hơn chiếm mất thời gian của họ.
Mặc dù nhiều người thuộc vào loại người biết vạch ra mục tiêu rõ ràng cụ thể cho mình, nhưng họ chưa chuẩn bị tâm thế “nếm mật nằm gai”, làm tất cả những việc cần thiết để đạt được mục tiêu của mình và thành công.
Khi một mục tiêu trở thành điều BUỘC PHẢI ĐẠT ĐƯỢC... chúng ta sẽ hành động với một tâm thế hoàn toàn khác.
Những người đạt được mục đích của mình thường là những người toàn tâm toàn ý vào việc bằng mọi cách có được điều mình muốn. Với họ, mục tiêu trong đời không phải là ước muốn mơ hồ, mà đó thật sự là những việc phải làm và phải đạt được chứ không thể nào khác hơn.
Khi một mục tiêu trở thành một việc bắt buộc phải thực hiện, bạn sẽ thay đổi tâm thế một cách hoàn toàn. Lúc ấy, bạn sẽ cảm thấy mình không còn lựa chọn nào khác, và bạn sẽ làm bất cứ điều gì phải làm để đạt được điều đó (tất nhiên là trong giới hạn đạo lý – luật pháp). Khi một điều gì đó trở thành việc phải làm, bạn sẽ cố gắng hết sức để “lôi” mình ra khỏi “chỗ trú ẩn” thoải mái vốn có, và thay đổi chiến lược của mình liên tục, bất kể bao nhiêu lần, miễn là cần thiết để đạt được thành công.
“Bạn sẽ không bao giờ đạt được bất cứ điều gì trong đời trừ khi bạn biến nó thành việc PHẢI LÀM” – Adam Khoo
KHI BẠN ĐẶT MÌNH VÀO THẾ BUỘC PHẢI THÀNH CÔNG THÌ BAO GIỜ BẠN CŨNG SẼ TÌM RA CÁCH
ƯỚC MUỐN CỦA BẠN LÀ “BẮT BUỘC PHẢI ĐẠT ĐƯỢC” HAY CHỈ “ĐƯỢC THÌ TỐT KHÔNG THÌ THÔI”?
NHỮNG THÀNH TỰU BẠN ĐẠT ĐƯỢC ĐỀU LÀ NHỮNG ĐIỀU “BẮT BUỘC” ĐỐI VỚI BẠN
Vậy cuối cùng “động lực” nào đã khiến bạn làm được những việc đó?
Rõ ràng có phải là vì tất cả chúng đều đã đi vào giai đoạn “nguy hiểm” và trở thành điều “buộc phải làm” đối với bạn không?
Bạn phải làm bản báo cáo đó nếu không muốn bị mất hợp đồng hoặc bị sa thải.
Bạn phải điền bản kê khai thuế thu nhập cá nhân nếu không muốn bị pháp luật trừng phạt.
Bạn phải ôn thi vì bạn không muốn “thi rớt”.
Vậy thì làm cách nào để bạn có thể biến những mơ ước đó thành điều bắt buộc để nâng cao chất lượng cuộc sống của bạn?
Chỉ có một cách là bạn phải nâng cao “Ngưỡng Chấp Nhận” của mình.
KHÔNG PHẢI NHỮNG GÌ BẠN MONG MUỐN, MÀ CHÍNH NHỮNG GÌ BẠN SẴN SÀNG CHẤP NHẬN QUYẾT ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BẠN
Bạn có thể đề ra mục tiêu kiếm được 10.000 đô nhưng nếu bạn vui lòng chấp thuận con số 500 đô, thì khoảng 500 đô là con số bạn sẽ thật sự kiếm được hàng tháng. Tại sao ư? Bởi vì 500 đô là Ngưỡng Chấp Nhận và là cái bạn buộc lòng phải đạt được.
Bạn sẽ không cho phép bản thân mình chấp nhận một cái gì dưới Ngưỡng Chấp Nhận của bạn, bởi vì đối với bạn, đó là mức tối thiểu. Nó cũng chính là mức chịu đựng của bạn, bởi vì khi bạn bị rơi xuống thấp hơn Ngưỡng Chấp Nhận của mình, bạn sẽ phát hoảng và bắt đầu làm việc tích cực và sẵn sàng làm tất cả những gì có thể để giúp bản thân quay lại trên Ngưỡng Chấp Nhận. Dĩ nhiên, một khi bạn đã hạ quyết tâm làm bất cứ việc gì thì bạn sẽ đạt được điều đó.
CẢM GIÁC “KHÔNG THỎA MÃN” VÀ “ĐẦY CẢM HỨNG” THÚC ĐẨY BẠN TIẾN LÊN
Tôi phát hiện ra cách tốt nhất để có được cảm giác “chưa thỏa mãn” ấy là đọc sách về những người thành công hơn bạn, cũng như giao du với những người thành công hơn bạn. Họ là những người có Ngưỡng Chấp Nhận cao hơn bạn rất nhiều, và khi bạn giao du với họ, bạn buộc lòng phải nâng Ngưỡng Chấp Nhận của mình lên.
NGƯỠNG KỲ VỌNG VÀ NGƯỠNG CHẤP NHẬN CỦA BẠN LÀ GÌ?
Môi trường xã hội mà bạn sống góp phần quyết định các tiêu chuẩn của bạn.
Tôi cần bạn kể tên 5 người mà bạn gặp thường xuyên nhất, nói chuyện hoặc làm việc với họ nhiều nhất, và kê ra mức thu nhập mà bạn ước tính họ đang có.
Cuối cùng, bạn đã sẵn sàng nâng cao các tiêu chuẩn của mình chưa?
Tôi cần bạn dành thời gian viết ra:
- Những tiêu chuẩn mới mà bạn đề ra cho mình.
- Những việc bạn sẽ làm để biến chúng thành điều bắt buộc?
- Nghĩ ra ba người mà bạn muốn dành nhiều thời gian với họ bởi vì họ sẽ truyền cảm hứng cho bạn cũng như khiến bạn cảm thấy không còn thỏa mãn với sự trung bình của mình nữa.
Mức thu nhập: Bạn cần bao nhiêu tiền để thật sự sống thoải mái? Kể tên ba người mà bạn muốn dành nhiều thời gian ở bên họ.
Lối sống: Bạn muốn sống như thế nào? (Đó không nhất thiết phải là một cuộc sống hào nhoáng. Có người thích lối sống đơn giản nhưng độc lập về tài chính). Kể tên ba người mà bạn muốn dành nhiều thời gian ở bên họ.
Sức khỏe: Bạn muốn mình cân nặng bao nhiêu? Bạn phải có một cơ thể khỏe mạnh như thế nào?
Sự nghiệp: Bạn cần mức độ thăng tiến như thế nào trên con đường sự nghiệp và kinh doanh?
Các mối quan hệ cá nhân: Kiểu và chất lượng các mối quan hệ gia đình, bạn bè mà bạn nhất định phải đạt được là gì?
ĐẶT MÌNH VÀO THẾ PHẢI HÀNH ĐỘNG NGAY BÂY GIỜ!
Một trong những cách hay là báo cho “cả thế giới” biết về những mục tiêu to lớn của bạn. Hoặc tốt hơn là khiến một số người khác tham gia vào quá trình vươn tới thành công của bạn. Hoặc bỏ ra một số tiền đầu tư nho nhỏ nhưng đủ để bạn cảm thấy “đau lòng” nếu bạn không cố gắng tận dụng số tiền đó. Trong những hoàn cảnh như thế, não bộ của bạn “tự nhiên” sẽ bắt đầu “hoạt động” một cách nghiêm túc.
SỬ DỤNG NGÔN TỪ MẠNH MẼ
Bằng cách lắng nghe “khẩu khí” của những người chung quanh, bạn có thể đoán được mức độ quyết tâm của họ trong việc tiến hành một việc gì đó.
Chẳng hạn nếu có một người nói, “Tôi mong có thể hoàn thành việc này trong ngày hôm nay”, còn một người khác lại nói, “Tôi phải làm xong việc này trong ngày hôm nay”, thì ai là người bạn sẽ tin tưởng hơn?
Nếu bạn chú ý và chịu khó tìm hiểu về những nhà lãnh đạo tài năng và có ảnh hưởng lớn như cố mục sư Martin Luther King, ông Lý Quang Diệu (người đã đưa Singapore từ một nước nhỏ nghèo nàn thành một quốc gia thịnh vượng chỉ sau một thời gian ngắn), hay cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton, bạn sẽ thấy họ thường dùng những từ ngữ mạnh mẽ như “phải”, “cần phải”, “buộc phải”,... trong những bài diễn văn của mình thay vì những từ ngữ như “thích được”, “mong muốn”, “mong có thể”, “hy vọng có thể”,...
Tương tự, những từ ngữ mà bạn dùng sẽ có tác động đến cách bạn suy nghĩ và hành động. Khi bạn dùng những từ như “thích được”, “mong muốn”, “mong có thể”, “hy vọng có thể”,... bạn khó có thể cảm thấy sự thuyết phục hay một động lực to lớn nào trong đó.
Bạn thấy đấy, cách dùng từ khác nhau khơi gợi những cảm xúc khác nhau trong chúng ta. Thay vì chỉ cho phép từ “phải” xuất hiện trong đầu khi đã quá trễ, sao bạn không bắt đầu kiểm soát những ngôn từ mà bạn dùng trong đầu và cả cách nói chuyện với người khác để chúng tạo ra động lực mạnh mẽ giúp bạn hành động. Vì thế hãy bắt đầu sử dụng các từ như “phải”, “buộc phải”, “cần phải”,... để chúng giúp bạn đạt được những điều bạn mong muốn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét